I. Có nên mở siêu thị mini, mở siêu thị mini có lãi không?
![]() |
Có nên mở siêu thị mini, kinh doanh liệu có lãi? |
II. Muốn mở siêu thị mini cần có giấy tờ gì? cần bao nhiêu vốn để đầu tư?
III. Tự mở siêu thị mini, hay hợp tác chung vốn, hoặc nhượng quyền siêu thị
Đương nhiên việc tìm kiếm người hợp tác chung vốn, hoặc đối tác franchise đều có hai mặt của nó, nội dung bài viết chỉ phân tích khách quan, và người kinh doanh cần phải chủ động đưa ra quyết định của mình xem, có nên chung vốn mở siêu thị mini, hay hợp tác kinh doanh nhượng quyền hay không hoặc là tự mình mở để toàn quyền, chủ động trong kế hoạch kinh doanh siêu thị của mình.
* Trường hợp 1: Tự mở siêu thị mini
* Trường hợp 2: Chung vốn mở siêu thị mini
Trường hợp 3: Hợp tác nhượng quyền franchise siêu thị
![]() |
Tự mở siêu thị mini hay chung vốn hoặc hợp tác Franchise |
IV. Hướng dẫn lập kế hoạch, dự án mở siêu thị mini
1. Quy trình các bước mở siêu thị mini
2. Những lưu ý mở siêu thị mini
✅ Đầu tư hạng mục cơ sở vật chất
Phổ thông những người chưa có kinh nghiệm mở siêu thị mini thường hay tham khảo từ rất nhiều nguồn thông tin, để tìm kiếm cho mình thêm kinh nghiệm nào đó, nhưng đa phần cũng không thu lại được nhiều những thông tin phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, thậm trí chắp vá thông tin lại một cách lủng củng, thiếu kiểm soát.
Và thông thường thì các cửa hàng thường mắc phải lỗi lầm là đầu tư quá nhiều vào các hạng mục không cần thiết, hoặc dư thừa, hoặc bị các đơn vị cung cấp nhồi nhét, tư vấn mua những thứ không quá cần thiết.
Điều đang lưu ý nhất đối với người phải thuê mặt bằng chính là càng hạn chế đầu tư vào phần cơ sở vật chất càng tốt, ngoại trừ đối với những mô hình cần gia tăng về dịch vụ nhiều, làm thương hiệu, và có thời hạn thuê mặt bằng lâu dài.
✅ Nhập đơn hàng bị lỗi
Đương nhiên không có kinh nghiệm, kiến thức thì khó tránh được việc mắc phải sai lầm khi lên đơn hàng nhập trong quá trình mở siêu thị mini của mình, đặc biệt đơn hàng khai trương để bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi cách khác chính là đơn đầu.
Đội ngũ sales, nhà cung cấp luôn trong tâm thế gia sức nhồi nhét đơn hàng cho khách hàng, bất kể cửa hàng đó sống chết ra sao, tồn tại hoặc bán được hay không? vì đơn giản lợi nhuận, lương của họ là ăn theo doanh số mà, nhưng hậu quả thì đương nhiên là người kinh doanh phải chịu.
Nên trong quá trình nhập hàng những đơn đầu, người kinh doanh cần phải phân bổ hàng hóa, ngành hàng, sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình, và bên cạnh đó thì luôn cần phải lưu ý tới vấn đề rủi ro trong kinh doanh, đối với các hàng hóa quay vòng chậm thì nhập số lượng vừa phải so với quy mô, cũng như đầu ra tại cửa hàng.
✅ Giai đoạn đầu kinh doanh thường doanh số sẽ thấp
Khi bạn mở siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa thì hãy giữ một nguyên tắc đừng ảo tưởng về một kết quả kinh doanh tốt ngay từ đầu, thường thì doanh số của cửa hàng mới chỉ cao mấy ngày khai trương, sau đó sẽ quay trở lại với thực tế vốn dĩ của nó, và chỉ khi đó người kinh doanh mới có thể có thước đo chính xác nhu cầu tiêu dùng tại khu vực đó, cũng như doanh số của cửa hàng giai đoạn đầu như thế nào? đó mới là điều cần lưu ý.
Và khi đó chúng ta cần đón nhận nó như một lẽ tất yếu, và đừng quá sốc so với “bản kế hoạch nháp” trên giấy.
![]() |
Những lưu ý mở siêu thị mini |
3. Kinh nghiệm mở siêu thị mini kinh doanh hiệu quả, thành công
Để kinh doanh siêu thị thành công đòi hỏi người kinh doanh cần phải trang bị lượng kiến thức kinh doanh không hề nhỏ, và bên cạnh đó cần phải đồng bộ, tối ưu tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh tại siêu thị.
Vậy làm thế nào để siêu thị mini kinh doanh thành công?
3.1 Tối ưu chi phí mặt bằng
Đối với người kinh doanh phải thuê mặt bằng thì việc tối ưu mặt bằng kinh doanh là điều vô cùng cần thiết, đương nhiên vẫn cần phải lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.
Trong quá trình mở siêu thị mini, việc tối ưu chi phí mặt bằng xuất phát từ nguồn vốn mình đầu tư kinh doanh, chứ không phải thuê mặt bằng kinh doanh rồi mới tính tới chuyện xoay sở nguồn vốn để đầu tư, nó vô cùng rủi ro.
Rõ ràng thay vì bạn chỉ có nhu cầu sử dụng diện tích kinh doanh 60m2, trong khi đó bạn phải gánh chi phí mặt bằng là 80m2 hoặc thậm trí tận 100m2 thì bạn đang bị lãng phí 20-40% chi phí mặt bằng. Nó cực kỳ khủng khiếp nếu bạn là người biết kinh doanh. Thay vì giá thuê mặt bằng chỉ tầm 10 triệu/ tháng, mà bạn đang phải gánh 12 triệu, đồng nghĩa trong 5 năm bạn đang lãng phí tận 120 triệu.
Và giờ bạn đã hiểu việc tối ưu chi phí mặt bằng kinh doanh quan trọng như nào rồi chứ. Nên trong bản kế hoạch kinh doanh siêu thị cần phải xác định được nguồn vốn đầu tư cho mô hình là bao nhiêu, và lựa chọn diện tích phù hợp với nguồn vốn đó.
3.2 Tối ưu chi phí, nguồn nhân sự
Cũng nằm trong bản kế hoạch mở siêu thị mini, người chủ, người lập kế hoạch kinh doanh siêu thị cần phải lên kế hoạch cơ cấu đội ngũ nhân sự phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế tại siêu thị. Và luôn cần giữ nguyên tắc: “Thiếu còn hơn thừa” ngoại trừ bạn là người có kinh nghiệm, hoặc nhờ đơn vị tư vấn lập kế hoạch kinh doanh siêu thị thì có thể thực hiện theo kế hoạch.
Rất nhiều siêu thị quy mô nhỏ nhưng lại có đội ngũ nhân sự quá khủng, dư thừa dẫn đến rất nhiều những hệ lụy không đáng có liên quan tới nhân sự.
3.3 Tối ưu nhà cung cấp giải quyết bài toán mở siêu thị mini lấy hàng ở đâu?
Việc đầu tiên là phải biết được mở siêu thị mini lấy hàng ở đâu, cùng với đó phải biết cách tối ưu nhà cung cấp, hay nói cách khác là lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa uy tín, chất lượng, hợp tác lâu dài.
Có lẽ với nhiều người chưa biết được trên thị trường có các kênh cung cấp hàng tạp hóa, siêu thị như nào, và cũng sẽ khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, cùng với đó là việc tối ưu nhà cung cấp.
Xem thêm: Cách tìm kiếm nguồn hàng tạp hóa
3.4 Tối ưu các loại chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị
Để tối ưu hiệu quả khi mở siêu thị mini thì một trong việc bắt buộc phải làm là tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh tại siêu thị. Không làm được việc này chắc chắn doanh nghiệp bán lẻ, cửa hàng sẽ khó tồn tại.
Trong kinh doanh, trước khi nghĩ tới việc phát triển thì cần phải tối ưu chi phí hoạt động để tập trung để nhanh chóng bước sang giai đoạn tồn tại. Nhiều cửa hàng mắc phải những sai lầm phổ thông cùng với việc hạn chế về vốn, tài chính mà phải dừng kinh doanh, và không đủ kiên trì để đợi tới ngày hái quả.
Tối ưu chi phí hoạt động kinh doanh siêu thị chỉ xoay quanh các loại chi phí:
– Chi phí mặt bằng
– Chi phí nhân sự
– Chi phí khấu hao tài sản cố định
– Chi phí tiền điện
– Chi phí hàng hư hỏng, hết date
– Chi phí thất thoát nội bộ, ngoại cảnh
….
3.5 Xây dựng quy trình hoạt động, quản trị vận hành
Một siêu thị mini để kinh doanh hiệu quả không thể thiếu quy trình hoạt động siêu thị được, điều đó cực kỳ quan trọng, có thể nhiều người chưa kinh doanh chưa cảm nhận được vai trò quy trình trong hoạt động kinh doanh siêu thị.
Vốn dĩ mô hình kinh doanh siêu thị phức tạp, list nhà cung cấp lớn, hàng hóa kinh doanh cũng nhiều, đa dạng, tuổi thọ nhân sự gắn bó thấp… Trong khi đó việc mở siêu thị mini và đưa vào hoạt động không có quy trình sẽ dẫn đến các vấn đề bất cập, phát sinh nhiều. Một nhân sự gắn bó thời gian, quen việc, đủ care hoạt động siêu thị nhưng do nguyên nhân nào đó mà nghỉ việc, thì liệu nhân viên mới, hoặc người quản lý mới có làm tốt được như vậy hay không. Chính vậy mà lợi thế cạnh tranh của các chuỗi so với cửa hàng đơn lẻ không chỉ đơn thuần là hơn về số lượng quầy, mà bản chất lợi thế cạnh tranh đó chính là quy trình quản trị vận hành chuỗi.
3.6 Tập trung vào marketing
Bản chất mô hình kinh doanh cửa hàng là mô hình kinh doanh địa điểm, nên tập trung cung cấp đối tượng khách hàng sống và làm việc tại khu vực xung quanh cửa hàng, nên số lượng khách hàng sẽ hạn chế, và rất nhanh chóng sẽ khai thác cạn kiệt đối tượng khách hàng tiềm năng, mục đích.
Chính vậy mà việc để gia tăng doanh số, cần phải mở rộng miệng phễu gia tăng khách hàng tiềm năng, và một trong những cách đó chính là việc đẩy mạnh các hoạt động marketing.
4. CHI PHÍ MỞ SIÊU THỊ MINI
Qua quá kinh nghiệm thực tế và tư vấn chi phí mở siêu thị mini cho hàng trăm học viên cũng như khách hàng, tôi nhận thấy một điều đa phần chúng ta đang đi làm ngược.
Hầu hết mọi người tính toán chi phí mở siêu thị mini theo cách đo đếm, khảo sát, nhờ tư vấn từ nhiều cá nhân, tập thể ở những phạm trù, mô hình kinh doanh và lắp ghép lại. Nhưng thực tế nó không phải như vậy.
Cách tính chi phí mở siêu thị cũng như xây dựng mô hình kinh doanh cần phải được xây dựng từ nguồn lực sẵn có của mình. Cụ thể chính là nguồn lực tài chính.
Bước 1: Xác định tổng vốn đầu tư để mở siêu thị mini là bao nhiêu?
Bước 2: Xây dựng mô hình kinh doanh, phân bổ cho từng hạng mục trong các chi phí mở siêu thị mini của mình.
Bước 3: Điều chỉnh lại chi phí từng hạng mục cho phù hợp với lượng vốn đầu tư.
Có lẽ nói đến đây sẽ nhiều người chưa hình dung ra, bởi với những người mới chưa có kinh nghiệm thì chưa thể biết được để setup hoàn thiện siêu thị, cửa hàng của mình phải đầu tư những gì? và phân bổ nó như thế nào. Thì chúng ta có thể tham khảo bảng sau đây.
PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ SIÊU THỊ | |||
Stt | Hạng mục | Tỷ trọng | Note |
1 | Mặt bằng | 10% | |
2 | Cơ sở vật chất | 15-20% | |
3 | Hàng hóa | 60-65% | |
4 | Marketing | 5% | |
5 | Tổng | ABC |
Trên đây là form cơ bản để có thể phân bổ vốn đầu tư kinh doanh của mình cho các hạng mục chính, và từ đó tiếp tục phân bổ cho các hạng mục trong của nó.
Để xác định mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn thì chúng ta có cách tính đơn giản:
1. Từ diện tích kinh doanh x (8-10) triệu/ m2
2. Hoặc từ vốn đầu tư / (8-10tr) sẽ ra diện tích kinh doanh cần sử dụng.
Chúc các bạn kinh doanh thành công!